Chủ Nhật, 31 tháng 3, 2013

Tại sao lại khó thức dậy vào buổi sáng?


Tại sao lại khó thức dậy vào buổi sáng?


Các nhà khoa học cuối cùng cũng đã tìm ra câu trả lời cho việc tại sao chúng ta lại rất khó thức dậy vào buổi sáng? Đó chính là do đồng hồ sinh học của chúng ta làm việc không đúng quy tắc.
Với người có lịch làm việc cố định, vào những ngày cuối tuần họ thích được ngủ nướng, còn vào những ngày trong tuần họ cũng thường không có vấn đề gì khi thức dậy sớm. Nhưng ngược lại, có không ít người coi việc thức dậy vào sáng sớm là một “cực hình”, một sự “tra tấn”.
Những người như thế không chỉ khó thức dậy, khó bắt được nhịp làm việc trong ngày, thậm chí khi đêm xuống họ cũng khó đi vào giấc ngủ và chính điều đó đã “tàn phá” nhịp sống sinh hoạt hàng ngày. Dù cho có cố gắng thay đổi bằng cách này hay cách khác, như thay gối, đệm, uống thuốc ngủ, thuốc an thần hoặc nhâm nhi chút bia, rượu để dễ ngủ nhưng tất cả cũng đều không thành công. Cũng không có gì khó hiểu khi những người đó phải rất chật vật mới có thể rời khỏi chiếc giường thân yêu, bởi lẽ giấc ngủ của họ cũng chỉ vừa mới bắt đầu được vài tiếng ngắn ngủi.
Các nhà khoa học Australia đã nghiên cứu chi tiết về hội chứng rối loạn giấc ngủ giai đoạn đầu. Thống kê cho thấy hội chứng này thường xảy ra ở lứa tuổi thanh thiếu niên, có mối liên hệ với sự dậy thì và sự thay đổi hormone trong cơ thể.
Hơn 15% giới trẻ trong độ tuổi từ 15 đến 18 tuổi mắc hội chứng rối loạn giấc ngủ giai đoạn đầu, điều đáng lưu ý hơn là không có gì đảm bảo là khi tuổi tác thay đổi thì chứng bệnh này cũng sẽ có chuyển biến theo hướng tích cực hơn. Các chuyên gia đang cố gắng tìm ra nguyên nhân để lý giải cho hội chứng này. Họ tin rằng có thể là do đồng hồ sinh học bên trong cơ thể con người làm việc không có sự đồng bộ với nhịp sinh học và chính điều đó đã gây ra hiện tượng trên.
Tại sao lại khó thức dậy vào buổi sáng?, Sức khỏe đời sống, Benh stress, thuc day buoi sang, kho thuc day buoi sang, roi loan giac ngu, benh than kinh, cang thang, suc khoe, bao
Hơn 15% giới trẻ trong độ tuổi từ 15 đến 18 tuổi mắc hội chứng rối loạn giấc ngủ giai đoạn đầu
Phần lớn con người đều sống khá phù hợp với nhịp sinh học 24 giờ. Điều này được coi là lẽ tự nhiên và chúng có ảnh hưởng lớn tới chu kỳ thức dậy và đi ngủ, ngoài ra còn ảnh hưởng tới sự sản xuất hormone, hệ miễn dịch, nhiệt độ cơ thể… Các chuyên gia lưu ý rằng, những người mắc hội chứng khó ngủ cần nhiều thời gian hơn để hoàn thành mỗi chu kỳ, điều đó có nghĩa là 24 giờ là không đủ với đồng hồ sinh học bên trong của họ. So với những người khác thì những người này thường đi ngủ muộn hơn 2-3 tiếng. 

Các nhà khoa học Australia đang cố gắng nghiên cứu tất cả các khả năng có thể làm hỏng giấc ngủ. Đồng thời họ cũng cố gắng tìm ra một vài phương pháp điều trị giúp ích cho những người rơi vào hội chứng này. Lời khuyên hữu ích nhất đưa ra lúc này chính là nên tránh mọi loại ánh sáng khi đi ngủ.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét