Tràn dịch ổ khớp do tập thể dục sai cách
Không chỉ vận động viên, người lớn tuổi, bệnh nhân béo phì mới có nguy cơ cao bị tràn dịch trong ổ khớp mà ngay cả người bình thường nếu không chú ý trong vận động cũng rất dễ rơi vào tình trạng này.
Ông N.V.H., 82 tuổi, Thanh Xuân, Hà Nội, thường xuyên tập thể dục buổi sáng để giữ gìn sức khỏe, nhưng trong một lần tập đầu gối ông H. bỗng bị sưng to khiến ông đi lại rất khó khăn. Khi đi kiểm tra tại bệnh viện, ông H. đã được bác sĩ chẩn đoán bị tràn dịch máu ở khớp gối.
Ai cũng có thể bị
Theo TS.BS Nguyễn Văn Hùng, khoa cơ - xương - khớp Bệnh viện Bạch Mai, người thường xuyên phải làm việc nặng, vận động sai tư thế hoặc vận động viên thường có nhiều nguy cơ bị chấn thương khớp, trong đó có hiện tượng tràn dịch trong ổ khớp mà thường gặp nhất là ổ khớp gối (do khớp gối nông, to hơn cả).
Ngoài ra, những người mắc bệnh béo phì cũng có nhiều nguy cơ bị tràn dịch trong ổ khớp do đôi chân thường phải chịu sức ép từ cân nặng. Đặc biệt là những người có cơ địa dễ xuất huyết, bệnh nhân huyết áp đang điều trị bằng thuốc chống đông, người già bị viêm khớp từ trước sẽ rất dễ bị tổn thương, tràn dịch trong ổ khớp mặc dù có thể chỉ bị va chạm nhẹ trong sinh hoạt thông thường.
Bác sĩ Hùng cũng cho biết dịch trong ổ khớp bình thường rất ít, có tác dụng bôi trơn và nuôi dưỡng sụn khớp. Khi bị các vấn đề bất thường về khớp, dịch thường nhiều lên và thay đổi tính chất. Tình trạng tràn dịch khớp gối rất dễ được phát hiện thông qua thăm khám lâm sàng với các biểu hiện như sưng gối, tím gối, đau nhức vùng gối... Khi đã xác định ổ gối bị tràn dịch, các bác sĩ thường dùng biện pháp thông thường là chọc hút dịch. Tùy thuộc từng trường hợp cụ thể, bác sĩ sẽ quyết định số lần lấy cho đến khi sạch dịch.
Đối với những người có những rối loạn đông máu được xác định qua xét nghiệm, bác sĩ sẽ chỉ định cho bệnh nhân băng ép, nghỉ ngơi trong một thời gian. Sau khi đã được kiểm soát đông máu, bệnh nhân sẽ được làm chọc hút dịch.
Đừng nên quá sức
Bác sĩ Hùng cho biết có rất nhiều yếu tố nguy cơ có thể dẫn đến tình trạng tràn dịch ổ khớp như tuổi cao, béo phì, ô nhiễm môi trường, tiền sử bệnh lý gia đình..., trong đó yếu tố vận động là đáng chú ý hơn cả. Vận động quá sức như bê vác quá nặng, các tư thế xấu như quá gập, quá với... đều có thể ảnh hưởng xấu đến hệ xương khớp, lâu ngày gây nên các bệnh về xương khớp. Để phòng tránh các bệnh về xương khớp nói chung, cần tránh những động tác xấu, tránh bê vác quá nặng. Trong sinh hoạt bình thường cần có các tư thế vận động tốt, nên chọn thế đứng, ngồi thoải mái nhất, tránh ngồi, đứng một tư thế quá lâu... Bác sĩ Hùng khuyến cáo tập thể dục rất tốt cho sức khỏe nhưng người dân nên chọn những bài tập vừa sức, tập những động tác quá khó, hoặc luyện tập quá lâu dẫn đến mệt mỏi hoặc gây ra những biến chứng khác.
Cùng với nhận định trên, Ths.Bs Phạm Văn Tú - chuyên khoa cơ xương khớp Bệnh viện Đại học Y - cũng cho rằng tập thể dục đặc biệt rất tốt với các bệnh nhân tim mạch, béo phì, loãng xương nhưng lại không tốt cho bệnh nhân thoái hóa khớp. Bác sĩ Tú giải thích hệ xương khớp của con người giống như cỗ máy, không vận động sẽ bị “oxy hóa”, vận động quá nhiều máy móc sẽ bị xuống cấp (con người sẽ bị thoái hóa) nhanh hơn. Vấn đề ở đây là phải vận động hợp lý, khi nào mệt thì dừng để nghỉ ngơi, không nên quá sức
Ai cũng có thể bị
Theo TS.BS Nguyễn Văn Hùng, khoa cơ - xương - khớp Bệnh viện Bạch Mai, người thường xuyên phải làm việc nặng, vận động sai tư thế hoặc vận động viên thường có nhiều nguy cơ bị chấn thương khớp, trong đó có hiện tượng tràn dịch trong ổ khớp mà thường gặp nhất là ổ khớp gối (do khớp gối nông, to hơn cả).
Ngoài ra, những người mắc bệnh béo phì cũng có nhiều nguy cơ bị tràn dịch trong ổ khớp do đôi chân thường phải chịu sức ép từ cân nặng. Đặc biệt là những người có cơ địa dễ xuất huyết, bệnh nhân huyết áp đang điều trị bằng thuốc chống đông, người già bị viêm khớp từ trước sẽ rất dễ bị tổn thương, tràn dịch trong ổ khớp mặc dù có thể chỉ bị va chạm nhẹ trong sinh hoạt thông thường.
Bác sĩ Hùng cũng cho biết dịch trong ổ khớp bình thường rất ít, có tác dụng bôi trơn và nuôi dưỡng sụn khớp. Khi bị các vấn đề bất thường về khớp, dịch thường nhiều lên và thay đổi tính chất. Tình trạng tràn dịch khớp gối rất dễ được phát hiện thông qua thăm khám lâm sàng với các biểu hiện như sưng gối, tím gối, đau nhức vùng gối... Khi đã xác định ổ gối bị tràn dịch, các bác sĩ thường dùng biện pháp thông thường là chọc hút dịch. Tùy thuộc từng trường hợp cụ thể, bác sĩ sẽ quyết định số lần lấy cho đến khi sạch dịch.
Đối với những người có những rối loạn đông máu được xác định qua xét nghiệm, bác sĩ sẽ chỉ định cho bệnh nhân băng ép, nghỉ ngơi trong một thời gian. Sau khi đã được kiểm soát đông máu, bệnh nhân sẽ được làm chọc hút dịch.
Người thường xuyên phải làm việc nặng, vận động sai tư thế có nhiều nguy cơ bị chấn thương khớp
Cũng theo bác sĩ Hùng, tràn dịch trong ổ khớp tuy không phải là bệnh nan y nhưng vẫn có thể gây ra biến chứng nguy hiểm nếu như không được điều trị kịp thời. Những biến chứng thường thấy là thoái hóa khớp, cứng khớp không thể vận động. Ngoài ra, việc chọc hút quá nhiều cũng làm tăng nguy cơ nhiễm trùng, phá hủy khớp ảnh hưởng lên toàn bộ cơ thể người bệnh.Đừng nên quá sức
Bác sĩ Hùng cho biết có rất nhiều yếu tố nguy cơ có thể dẫn đến tình trạng tràn dịch ổ khớp như tuổi cao, béo phì, ô nhiễm môi trường, tiền sử bệnh lý gia đình..., trong đó yếu tố vận động là đáng chú ý hơn cả. Vận động quá sức như bê vác quá nặng, các tư thế xấu như quá gập, quá với... đều có thể ảnh hưởng xấu đến hệ xương khớp, lâu ngày gây nên các bệnh về xương khớp. Để phòng tránh các bệnh về xương khớp nói chung, cần tránh những động tác xấu, tránh bê vác quá nặng. Trong sinh hoạt bình thường cần có các tư thế vận động tốt, nên chọn thế đứng, ngồi thoải mái nhất, tránh ngồi, đứng một tư thế quá lâu... Bác sĩ Hùng khuyến cáo tập thể dục rất tốt cho sức khỏe nhưng người dân nên chọn những bài tập vừa sức, tập những động tác quá khó, hoặc luyện tập quá lâu dẫn đến mệt mỏi hoặc gây ra những biến chứng khác.
Cùng với nhận định trên, Ths.Bs Phạm Văn Tú - chuyên khoa cơ xương khớp Bệnh viện Đại học Y - cũng cho rằng tập thể dục đặc biệt rất tốt với các bệnh nhân tim mạch, béo phì, loãng xương nhưng lại không tốt cho bệnh nhân thoái hóa khớp. Bác sĩ Tú giải thích hệ xương khớp của con người giống như cỗ máy, không vận động sẽ bị “oxy hóa”, vận động quá nhiều máy móc sẽ bị xuống cấp (con người sẽ bị thoái hóa) nhanh hơn. Vấn đề ở đây là phải vận động hợp lý, khi nào mệt thì dừng để nghỉ ngơi, không nên quá sức
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét