Khi răng chết, răng sẽ đổi màu sậm và thường có ổ sang thương, tạo thành nang chân răng, để lâu sẽ bị tiêu xương, thay đổi cấu trúc xương hàm, xương ổ răng dễ bị gãy xương và tốn kém trong điều trị.
Được vài năm 4 cái răng cửa thường xuyên bị đau, đi khám bác sĩ chỉ cho thuốc giảm đau và kháng sinh uống. Xa thành phố và cũng không hiểu biết gì về bệnh răng và cũng sợ tốn kém nên anh không đi khám nữa. Cầm cự suốt mấy năm, chịu không nổi, giờ vào bệnh viện khám mới phát hiện một nang to ở dưới chân răng chấn thương cũ.
BS Nguyễn Chí Cường, Trưởng khoa Cấp cứu, Bệnh viện Răng Hàm Mặt TPHCM cho hay, một chấn thương ở răng như té ngã, va đập cũng gây xê dịch chân răng, dẫn đến có thể gây đứt mạch máu và dây thần kinh, làm chết tủy răng. Đây là loại chấn thương thường gặp nhưng hay bị bỏ qua vì nhiều người nghĩ, không sao cả, chảy máu một chút rồi thôi, nhưng hậu quả để lại rất phức tạp.
Các răng trên cung hàm (cả răng sữa và răng vĩnh viễn) được nuôi dưỡng và phát triển nhờ mạch máu và thần kinh thông qua đường vào là ống tủy và buồng tủy (dân gian gọi là gân máu). Do vậy, khi có vấn đề răng thì cách tốt nhất phải đến bác sĩ nha khoa để được chẩn đoán và điều trị đúng cách.
Khi bị tai nạn giao thông, tai nạn sinh hoạt làm tổn thương răng, cần đến bác sĩ nha khoa để được chẩn đoán và điều trị đúng. Với các răng lung lay, bác sĩ sẽ gây tê, rửa sạch vùng tổn thương và chỉnh lại vị trí ban đầu. Sau đó, cố định răng từ 4 - 6 tuần. Đối với các răng bị rớt ra khỏi ổ răng, cần rửa nước sạch và để vào bọc nước đá (không cho răng tiếp xúc trực tiếp với đá lạnh). Sau đó, đem đến cơ sở nha khoa để cấy lại.
BS Nguyễn Chí Cường, Trưởng khoa Cấp cứu, Bệnh viện Răng Hàm Mặt TPHCM đang khám cho anh Trần Minh Trung.
Anh Trần Minh Trung (40 tuổi, huyện Tân Phú, tỉnh Đồng Nai) đang nằm tại Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Răng Hàm Mặt TPHCM cho biết, cách đây 7 năm anh bị tai nạn giao thông gãy mất 4 cái răng cửa, sau đó anh đi trồng răng giả ở phòng mạch tư.Được vài năm 4 cái răng cửa thường xuyên bị đau, đi khám bác sĩ chỉ cho thuốc giảm đau và kháng sinh uống. Xa thành phố và cũng không hiểu biết gì về bệnh răng và cũng sợ tốn kém nên anh không đi khám nữa. Cầm cự suốt mấy năm, chịu không nổi, giờ vào bệnh viện khám mới phát hiện một nang to ở dưới chân răng chấn thương cũ.
BS Nguyễn Chí Cường, Trưởng khoa Cấp cứu, Bệnh viện Răng Hàm Mặt TPHCM cho hay, một chấn thương ở răng như té ngã, va đập cũng gây xê dịch chân răng, dẫn đến có thể gây đứt mạch máu và dây thần kinh, làm chết tủy răng. Đây là loại chấn thương thường gặp nhưng hay bị bỏ qua vì nhiều người nghĩ, không sao cả, chảy máu một chút rồi thôi, nhưng hậu quả để lại rất phức tạp.
Các răng trên cung hàm (cả răng sữa và răng vĩnh viễn) được nuôi dưỡng và phát triển nhờ mạch máu và thần kinh thông qua đường vào là ống tủy và buồng tủy (dân gian gọi là gân máu). Do vậy, khi có vấn đề răng thì cách tốt nhất phải đến bác sĩ nha khoa để được chẩn đoán và điều trị đúng cách.
Khi bị tai nạn giao thông, tai nạn sinh hoạt làm tổn thương răng, cần đến bác sĩ nha khoa để được chẩn đoán và điều trị đúng. Với các răng lung lay, bác sĩ sẽ gây tê, rửa sạch vùng tổn thương và chỉnh lại vị trí ban đầu. Sau đó, cố định răng từ 4 - 6 tuần. Đối với các răng bị rớt ra khỏi ổ răng, cần rửa nước sạch và để vào bọc nước đá (không cho răng tiếp xúc trực tiếp với đá lạnh). Sau đó, đem đến cơ sở nha khoa để cấy lại.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét