Công dụng tuyệt vời từ củ tỏi
Không chỉ đơn thuần là một loại gia vị, tỏi còn có rất nhiều tác dụng tích cực cho sức khỏe. Ngoài tác dụng chống ôxy hóa giúp cơ thể khỏe mạnh, kéo dài sự trẻ trung.
1. Điều trị cúm
Trong tỏi có chứa chất rất nhiều alliin. Khi được cắt hoặc nghiền, một loại enzym trong tỏi sẽ được kích hoạt để biến đổi alliin thành allicin. Đây là một thành phần vô cùng tốt cho sức khỏe, làm bớt ho, long đờm, dễ thở và không bị nghẹt mũi.
2. Điều trị tim mạch
Tỏi được chứng minh là có tác dụng làm giảm nồng độ cholesterol và lipid trong máu cũng như ức chế sự tổng hợp cholesterol ở gan. Một cuộc thử nghiệm lâm sàng 12 tuần trên 950 người có lượng cholesterol trong máu cao tại Mỹ đã cho thấy, những bệnh nhân dùng tỏi đã giảm trung bình 12% nồng độ cholesterol toàn phần và 13% nồng độ triglyceride trong huyết thanh.
Như vậy, các bệnh nhân có vấn đề về tim mạch có thể dùng tỏi để điều trị kết hợp với các thuốc hóa dược hiện đại để tăng hiệu quả chữa bệnh.
3. Giảm tỷ lệ ung thư
Những nghiên cứu trên động vật và thử nghiệm trong phòng thí nghiệm cho thấy, các hợp chất có trong tỏi có thể kìm hãm sự phát triển của các khối u. Theo đó, chất sulfur trong tỏi là một trong những chất có khả năng bảo vệ tế bào khỏi sự xâm nhập của ung thư.
Viện Nghiên cứu dược lý Mario Negri (Italia) cũng đưa ra kết luận tương tự. Nghiên cứu của họ đã chứng minh tỷ lệ mắc ung thư thực quản, tử cung và vòm họng ở những người có thói quen ăn tỏi thấp hơn nhiều so với người không ăn hoặc ít ăn tỏi.
4. Chống ôxy hóa
Nếu muốn cải thiện trí nhớ và giảm thiểu sự đãng trí của mình, bạn nên ăn nhiều tỏi vì loại thực phẩm này có chứa selen, một chất chống ôxy hóa, giúp tăng lưu thông ôxy khắp cơ thể và kích hoạt hoạt động não bộ.
Hơn nữa, chất chống ôxy hóa trong tỏi còn có tác dụng bảo vệ các tế bào cơ thể nên giúp bạn trẻ trung và tươi tắn hơn.
Ngoài những bệnh trên, tỏi còn có tác dụng trong việc chữa các bệnh về răng miệng, chữa bỏng và lở loét da hay điều trị thấp khớp… Tùy với mỗi mục đích chữa bệnh mà tỏi có thể được dùng theo những cách khác nhau.
Tuy nhiên, bạn nên lưu ý một số điểm khi sử dụng tỏi:
- Không ăn nguyên cả tép tỏi: Phải cắt nhỏ tỏi ra rồi mới ăn chứ không ăn nguyên cả tép, để tỏi được tiếp xúc với không khí, giúp alliin có trong tỏi chuyển hóa thành allicin.
- Không ăn tỏi khi dạ dày đang trống rỗng.
- Không ăn quá 15g tỏi/ngày, nếu không thì tinh dầu trong tỏi sẽ gây hại cho dạ dày, nhất là với những người đau dạ dày sẽ càng làm cho bệnh trầm trọng hơn.
- Không đắp tỏi lên da quá 10 phút vì có thể làm da bỏng rát.
- Không nấu tỏi quá chín vì khi đó allicin sẽ bị phân hủy.
- Những người mắc các bệnh về gan nên kiêng ăn tỏi vì sẽ làm gan bị nóng và tổn thương.
Trong tỏi có chứa chất rất nhiều alliin. Khi được cắt hoặc nghiền, một loại enzym trong tỏi sẽ được kích hoạt để biến đổi alliin thành allicin. Đây là một thành phần vô cùng tốt cho sức khỏe, làm bớt ho, long đờm, dễ thở và không bị nghẹt mũi.
Tỏi có tác dụng điều trị cúm hiệu quả
Trong dịch cúm ở Nga năm 1965, người ta đã tiêu thụ trên 500 tấn tỏi để ngừa cúm. Vào năm 1950, một bác sĩ người Đức đã công bố tinh dầu tỏi có khả năng tiêu diệt một số vi sinh có hại cho đường hô hấp mà không làm mất những vi sinh vật có lợi trong cơ thể.2. Điều trị tim mạch
Tỏi được chứng minh là có tác dụng làm giảm nồng độ cholesterol và lipid trong máu cũng như ức chế sự tổng hợp cholesterol ở gan. Một cuộc thử nghiệm lâm sàng 12 tuần trên 950 người có lượng cholesterol trong máu cao tại Mỹ đã cho thấy, những bệnh nhân dùng tỏi đã giảm trung bình 12% nồng độ cholesterol toàn phần và 13% nồng độ triglyceride trong huyết thanh.
Tỏi có tác dụng chữa bệnh tim mạch
Một cuộc thử nghiệm khác trên 432 bệnh nhân nhồi máu cơ tim được điều trị hằng ngày bằng tinh dầu tỏi liên tiếp trong 3 năm đã cho thấy, số cơn nhồi máu cơ tim giảm 35%.Như vậy, các bệnh nhân có vấn đề về tim mạch có thể dùng tỏi để điều trị kết hợp với các thuốc hóa dược hiện đại để tăng hiệu quả chữa bệnh.
3. Giảm tỷ lệ ung thư
Những nghiên cứu trên động vật và thử nghiệm trong phòng thí nghiệm cho thấy, các hợp chất có trong tỏi có thể kìm hãm sự phát triển của các khối u. Theo đó, chất sulfur trong tỏi là một trong những chất có khả năng bảo vệ tế bào khỏi sự xâm nhập của ung thư.
Viện Nghiên cứu dược lý Mario Negri (Italia) cũng đưa ra kết luận tương tự. Nghiên cứu của họ đã chứng minh tỷ lệ mắc ung thư thực quản, tử cung và vòm họng ở những người có thói quen ăn tỏi thấp hơn nhiều so với người không ăn hoặc ít ăn tỏi.
4. Chống ôxy hóa
Nếu muốn cải thiện trí nhớ và giảm thiểu sự đãng trí của mình, bạn nên ăn nhiều tỏi vì loại thực phẩm này có chứa selen, một chất chống ôxy hóa, giúp tăng lưu thông ôxy khắp cơ thể và kích hoạt hoạt động não bộ.
Hơn nữa, chất chống ôxy hóa trong tỏi còn có tác dụng bảo vệ các tế bào cơ thể nên giúp bạn trẻ trung và tươi tắn hơn.
Ngoài những bệnh trên, tỏi còn có tác dụng trong việc chữa các bệnh về răng miệng, chữa bỏng và lở loét da hay điều trị thấp khớp… Tùy với mỗi mục đích chữa bệnh mà tỏi có thể được dùng theo những cách khác nhau.
Tuy nhiên, bạn nên lưu ý một số điểm khi sử dụng tỏi:
- Không ăn nguyên cả tép tỏi: Phải cắt nhỏ tỏi ra rồi mới ăn chứ không ăn nguyên cả tép, để tỏi được tiếp xúc với không khí, giúp alliin có trong tỏi chuyển hóa thành allicin.
- Không ăn tỏi khi dạ dày đang trống rỗng.
- Không ăn quá 15g tỏi/ngày, nếu không thì tinh dầu trong tỏi sẽ gây hại cho dạ dày, nhất là với những người đau dạ dày sẽ càng làm cho bệnh trầm trọng hơn.
- Không đắp tỏi lên da quá 10 phút vì có thể làm da bỏng rát.
- Không nấu tỏi quá chín vì khi đó allicin sẽ bị phân hủy.
- Những người mắc các bệnh về gan nên kiêng ăn tỏi vì sẽ làm gan bị nóng và tổn thương.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét