Thứ Tư, 27 tháng 2, 2013

Chế độ chăm sóc sau khi ghép tim


Chế độ chăm sóc sau khi ghép tim

Sau khi phẫu thuật ghép tim, bệnh nhân phải dùng đến một số loại thuốc. Quan trọng nhất là phải giữ cho mình không “phế bỏ” quả tim mới. Rất nhiều bệnh nhân được tái sinh và kéo dài tuổi thọ sau phẫu thuật.
Thuốc
Sau khi phẫu thuật ghép tim, bệnh nhân phải dùng đến một số loại thuốc. Quan trọng nhất là phải giữ cho mình không “phế bỏ” quả tim mới. Rất nhiều bệnh nhân được tái sinh và kéo dài tuổi thọ sau phẫu thuật.
Tất cả các loại thuốc này có thể sẽ gây nhiều tác dụng phụ như tăng huyết áp, tóc mọc nhiều, loãng xương và suy thận. Để tránh những hạn chế này, thuốc thường phải được dùng theo đúng quy định
Tập luyện
Bệnh nhân sau ghép tim cần luyện tập thể dục để cải thiện chức năng của tim và tránh béo phì. Tuy nhiên vì một số thay đổi liên quan từ việc ghép tim nên bệnh nhân cần phải tham khảo ý kiến bác sĩ về chương trình tập luyện của mình trước khi tiến hành tập luyện. Bởi lẽ các dây thần kinh dẫn tới tim bị cắt ngưng trong suốt quá trình phẫu thuật và quả tim sau khi ghép sẽ đập nhanh hơn (khoảng 100 đến 110 nhịp/phút) trong khi nhịp đập của quả tim bình thường chỉ khoảng 70 nhip/phút. Quả tim mới cũng thích ứng chậm hơn với các bài tập, không nhanh nhạy như bình thường.
Ăn uống
Sau khi phẫu thuật, bệnh nhân phải tuân theo chế độ ăn kiêng đặc biệt trong đó có rất nhiều sự thay đổi so với trước khi phẫu thuật. Ăn ít chất béo và ít natri sẽ giúp làm giảm các nguy cơ về tim cũng như tăng huyetes áp. Các bác sĩ sẽ gợi ý chế độ ăn hợp lý cho bệnh nhân.

Một số điều cần biết về ghép tim


Một số điều cần biết về ghép tim

Ghép tim là thay thế tim của người bị bệnh bằng tim của người khỏe mạnh. Người cho ở đây là những người đã chết nhưng quyết định hiến tim với sự đồng ý của bản thân và của gia đình họ.
Ghép tim là gì?
Ghép tim là thay thế tim của người bị bệnh bằng tim của người khỏe mạnh. Người cho ở đây là những người đã chết nhưng quyết định hiến tim với sự đồng ý của bản thân và của gia đình họ.
Ca ghép tim đầu tiên được thử nghiệm vào năm 1967 cho đến nay mỗi năm tại Mỹ có tới hơn 2000 ca ghép tim và con số này có thể còn tăng hơn nếu lượng tim hiến tặng nhiều hơn và có giá trị hơn.
Tại sao cần phải ghép tim?
Ghép tim có thể được coi xem như khi tim yếu và không còn đủ khả năng đảm nhiệm trọng trách của mình mặc dù các bộ phận khác của cơ thể vẫn hoàn toàn khỏe mạnh.
Một người cần phải tiến hành ghép tim trước hết bởi:
- Cơ tim bị giãn lớn
- Động mạch vành có chứa các vết sẹo do hậu quả của cơn nhồi máu cơ tim
- Có các khuyết tật bẩm sinh về tim
Đáng lưu ý rằng hiện nay có rất nhiều phương cách xử lý với các bệnh về tim, từ các loại thuốc hiện đại đến những phương pháp phẫu thuật tiên tiến. Khi bạn đã quyết định liệu pháp điều trị cho mình, điều quan trọng là phải lựa chọn được bác sĩ giỏi chuyên về tim.
Ai cần ghép tim?
Những người bị suy tim giai đoạn cuối nhưng các phần khác vẫn khỏe mạnh và hoạt động bình thường thì có thể nghĩ tới ghép tim.
Dưới đây là một số câu hỏi cần thiết cho bạn, bác sĩ của bạn hay gia đình bạn trước khi quyết định có ghép tim hay không:
- Bạn đã thử tất cả các phương thức khác?
- Bạn có sẵn sàng chết nếu không được ghép tim?
- Sức khỏe của bạn có tốt ngoại trừ các vấn đề về tim hay phổi?
- Bạn có chấp nhận những thay đổi về lối sống, kể cả việc điều trị thuốc phức tạp và các cuộc kiểm tra thường xuyên và bắt buộc sau khi ghép?
Nếu bạn trả lời “không” với bất kỳ câu hỏi nào ở trên thì việc ghép tim có thể không nên tiến hành. Thêm vào đó, nếu hiện tại bạn đang gặp các vấn đề khác về sức khỏe như một số bệnh nghiêm trọng, các bệnh nhiễm trùng hay béo phì thì rất có thể bạn sẽ nằm ngoài diện được phép ghép tim.
Trước khi tiến hành ghép tim
Ghép tim được diễn ra lần lượt theo một trình tự chi tiết và cẩn thận. Trước hết bạn phải được kiểm tra kỹ lưỡng. Đội ngũ bác sĩ, y tá và những người phục vụ sẽ đảm trách công việc này. Từ những kết quả xét nghiệm và tiền xử bệnh án của bạn họ có thể thấy rằng bạn có thể vượt qua được quá trình này không và sau đó tiến hành các phương thức chăm sóc cần thiết để bạn có được một cuộc sống khỏe mạnh, lâu dài tiếp theo.
Sau khi được kiểm tra kỹ lưỡng và quyết định ghép tim, bệnh nhân cần sự sẵn sàng từ phía người cho tim. Quá trình này kéo dài khá lâu và vô cùng căng thẳng. Lúc này bệnh nhân rất cần sự hỗ trợ của các bác sĩ, gia đình và bạn bè để có thể kiểm soát cơn suy tim của bệnh nhân.
Tim được lấy từ phía người cho như thế nào?
Người cho tim ở đây là những người mới chết hoặc não bộ của họ không còn hoạt động. Phần lớn các trường hợp người cho ở đây là những người bị chết vì tai nạn, bị thương ở đầu hay do bị bắn chết…Họ đồng ý hiến tặng tim trước khi chết tất nhiên phải được sự đồng ý của gia đình họ.
Khi một trái tim đồng ý được cho để cấy ghép thì nó được đưa tới bệnh nhân phù hợp nhất dựa vào mẫu máu, kích cỡ cơ thể và cả quãng thời gian người bệnh phải chờ đợi. Tất cả những người cho tim đều được kiểm tra viêm gan B, C và các virus gây suy giảm miễn dịch ở người như HIV.
Thật không may là lượng tim cho không thể đủ để cung cấp cho các ca ghép. Có bệnh nhân phải đợi nhiều tháng trời và có hơn 25% trong số đó đã không thể chịu nổi và đã chết.
Cũng có nhiều người trong quá trình đợi ghép tim lại bị xáo trộn tinh thần bởi họ nghĩ rằng ai đó đã chết để cho tim mình.
Quá trình ghép tim diễn ra như thế nào?

Khi tim của người cho đã sẵn sàng thì một cuộc phẫu thuật được tiến hành với người cho tim. Quả tim được lấy ra sẽ được làm lạnh và bảo quản đặc biệt trong thời gian chờ ghép cho người nhận. Quá trình phẫu thuật sẽ phải đảm bảo quả tim được lấy ra an toàn và cẩn trọng từ cơ thể người cho và phải được bảo quản trong điều kiện tốt nhất trước khi ghép. Sau đó quá trình phẫu thuật sẽ được tiến hành trong thời gian nhanh nhất có thể.
Trong suốt quá trình tiến hành, bệnh nhân được thay thế bằng tim phổi nhân tạo. Dụng cụ này giúp cơ thể nhận oxy và các chất dinh dưỡng từ máu ngay cả khi tim đang được phẫu thuật.
Các bác sĩ sẽ lấy tim cũ của bệnh nhân ra ngoại trừ vách ngăn phía sau của tâm nhĩ và buồng phía trên của tim. Phần phía sau của tâm nhĩ của quả tim mới sẽ được mở ra và tim được khâu ngay vào.
Sau đó các mạch máu được kết nối giúp máu lưu thông qua tim và phổi. Khi tim được làm ấm lên, nó bắt đầu đập. Lúc này các bác sĩ sẽ phải kiểm tra tất cả các mạch máu đã được kết nối chưa và buồng tim có bị rò rỉ trước khi thay thế tim nhân tạo.
Quá trình này vô cùng tinh vi và phức tạp, thông thường mất khoảng từ 4 đến 10 tiếng đồng hồ.
Nếu không có dấu hiệu gì phản ứng tức thì lại quá trình ghép tim mới thì bệnh nhân có thể về nhà sau 1 đến 16 ngày.
Rủi ro gì có thể xảy ra?
Hầu hết các trường hợp tử vong từ các ca ghép tim là do nhiễm trùng hoặc người nhận không thích ứng được.
Khi bệnh nhân dùng thuốc chống nhiễm kích ứng với ghép tim có thể gây suy thận, áp huyết cao, loãng xương và u lym phô (một loại ung thư có ảnh hưởng đến các tế bào của hệ miễn dịch).
Có tới gần một nửa bệnh nhân tiến hành ghép tim gặp các bệnh về động mạch vành. Rất nhiều trong số họ không có triệu chứng như các cơn đau thắt ngực chẳng hạn, bởi họ không có cảm giác với quả tim mới của họ.
Sự “phế bỏ” là gì?
Thông thường hệ thống miễn dịch của cơ thể bảo vệ cơ thể khỏi bị nhiễm trùng. Điều này diễn ra khi các tế bào của hệ thống miễn dịch di chuyển khắp cơ thể kiểm tra xem có dấu hiệu gì khác thường từ các tế bào của chính cơ thể mình. Sự “phế bỏ” diễn ra khi các tế bào miễn dịch của cơ thể nhận ra quả tim được ghép kia có sự khác biệt so với những phần còn lại của cơ thể và ra sức phá hủy nó. Nếu thuận lợi, hệ thống miễn dịch sẽ tấn công các tế bào của quả tim mới và thậm chí phá hủy nó.
Để ngăn ngừa sự “phế bỏ” này, bệnh nhân phải dùng tới một số loại thuốc được gọi là thuốc kháng chống miễn nhiễm (immunosuppressants). Những loại thuốc này giúp ngăn ngừa bảo vệ quả tim mới khỏi sự phá hủy của hệ thống miễn dịch. Sự phế bỏ này có thể xảy ra bất kỳ lúc nào sau khi ghép, vì vậy những thuốc này phải đưa cho bệnh nhân trước khi tiến hành cấy ghép và tiếp tục dùng sau đó.
Để tránh bị từ chối, bệnh nhân cần phải tuân thủ nghiêm ngặt chế độ dùng các loại thuốc này. Các nhà nghiên cứu đang tiếp tục làm hoàn thiện hơn tính năng của các loại thuốc này. Tuy nhiên, nếu dùng quá nhiều có thể sẽ dẫn đến các nhiễm trùng nghiêm trọng.
Thực hiện sinh thiết cơ tim
Bệnh nhân phải được theo dõi cẩn thận các dấu hiệu của sự phế bỏ. Bác sĩ thường xuyên lấy các mẫu nhỏ từ quả tim mới để soi dưới kính hiển vi. Gọi là sinh thiết bởi quá trình này liên quan tới việc dùng một ống nhỏ trong y học gọi là ống thông qua một tĩnh mạch để tới tim. Phía cuối của ống thông là một kẹp sinh thiết, một dụng cụ nhỏ để lấy các mảnh mô.
Nếu sinh thiết cho thấy các tế bào đang bị hư hại thì liều lượng của các thuốc kháng chống miễn nhiễm có thể sẽ được thay đổi lại. Các sinh thiết về cơ tim thường được thực hiện hàng tuần trong 3 đến 6 tuần đầu sau phẫu thuật, sau đó tiến hành hàng tháng trong năm đầu tiên và định kỳ hàng năm trong thời gian sau đó.
Bạn cần phải biết được các dấu hiệu biểu hiện nhiễm trùng hay từ chối để có thể phản ánh tới bác sĩ và có phương thức điều trị kịp thời.
Các dấu hiệu biểu hiện bao gồm:
- Nhiệt độ cơ thể trên 380C
- Các triệu chứng tương tự cảm cúm như: ớn lạnh, nhức mỏi, đau đầu, chóng mặt, buồn nôn và nôn mửa.
- Khó thở
- Đau ngực hoặc tức ngực
- Mệt mỏi hoặc có cảm giác bức bối
- Áp huyết tăng cao
Theo dõi sự nhiễm trùng
Nếu dùng quá nhiều thuốc kháng chống miễn nhiễm, hệ thống miễn dịch có thể không còn nhanh nhạy và lúc này bệnh nhân dễ dàng mắc nhiễm trùng. Bệnh nhân cần phải theo dõi để thông báo với bác sĩ. Các dấu hiệu nhiễm trùng như sau:
- Sốt trên 380C
- Đổ mồ hôi hoặc ớn lạnh
- Nổi mẩn trên da
- Đau, bứt rứt, đỏ hoặc sưng
- Bị thương hay cắt mà không thấy đau
- Nóng, đỏ và khô họng
- Đau họng, họng sưng hoặc đau khi nuốt
- Chảy nước mũi, nghẹt mũi, đau đầu hoặc đau dọc theo phía trên xương gò má
- Thấy khô hay ho kéo dài hơn hai ngày
- Thấy lưỡi và miệng có lớp trắng
- Buồn nôn hoặc tiêu chảy
- Có các triệu chứng giống cúm như ớn lạnh, nhức mỏi, đau đầu hay mệt mỏi, tóm lại là thấy bứt rứt trong người.
- Đi tiểu bất thường: Đau buốt hoặc đi tiểu nhiều
- Nước tiểu đục, có máu hoặc có mùi hôi
Nếu bạn có bất kỳ trong số các dấu hiệu trên thì phải gặp bác sĩ ngay lập tức.
Chế độ chăm sóc sau khi ghép tim
Thuốc
Sau khi phẫu thuật ghép tim, bệnh nhân phải dùng đến một số loại thuốc. Quan trọng nhất là phải giữ cho mình không “phế bỏ” quả tim mới. Rất nhiều bệnh nhân được tái sinh và kéo dài tuổi thọ sau phẫu thuật.
Tất cả các loại thuốc này có thể sẽ gây nhiều tác dụng phụ như tăng huyết áp, tóc mọc nhiều, loãng xương và suy thận. Để tránh những hạn chế này, thuốc thường phải được dùng theo đúng quy định
Tập luyện
Bệnh nhân sau ghép tim cần luyện tập thể dục để cải thiện chức năng của tim và tránh béo phì. Tuy nhiên vì một số thay đổi liên quan từ việc ghép tim nên bệnh nhân cần phải tham khảo ý kiến bác sĩ về chương trình tập luyện của mình trước khi tiến hành tập luyện. Bởi lẽ các dây thần kinh dẫn tới tim bị cắt ngưng trong suốt quá trình phẫu thuật và quả tim sau khi ghép sẽ đập nhanh hơn (khoảng 100 đến 110 nhịp/phút) trong khi nhịp đập của quả tim bình thường chỉ khoảng 70 nhip/phút. Quả tim mới cũng thích ứng chậm hơn với các bài tập, không nhanh nhạy như bình thường.
Ăn uống
Sau khi phẫu thuật, bệnh nhân phải tuân theo chế độ ăn kiêng đặc biệt trong đó có rất nhiều sự thay đổi so với trước khi phẫu thuật. Ăn ít chất béo và ít natri sẽ giúp làm giảm các nguy cơ về tim cũng như tăng huyetes áp. Các bác sĩ sẽ gợi ý chế độ ăn hợp lý cho bệnh nhân.
Người phẫu thuật ghép tim thường có tuổi thọ bao lâu?
Điều này còn phụ thuộc nhiều yếu tố trong đó bao gồm cả tuổi tác, tình trạng sức khỏe nói chung. Thống kê gần đây cho thấy có tới 80% bệnh nhân sau khi ghép tim kéo dài tuổi thọ ít nhất 2 năm. Gần 85% trở lại làm việc và tham gia các hoạt động khác mà họ yêu thích. Rất nhiều người trong số họ thích bơi, đạp xe, chạy và các môn thể thao khác.

Tìm hiểu vấn đề ghép tim, ghép thận, v.v…


Tìm hiểu vấn đề ghép tim, ghép thận, v.v…


Kỹ thuật giải phẫu ghép đã tiến bộ rất nhiều trong mấy chục năm qua. Từ những giải phẫu tương đối đơn giản, như ghép giác mạc ở mắt, ghép da từ chỗ này đến chỗ khác trong cùng một người, người ta đã dần dần ghép thận, rồi tim, gan, phổi... Mức độ thành công giải phẫu ghép Thận: 90%, Tim: 90%, Gan: 80%, Phổi: 70%, Lá mía: 70%
Các vấn đề khó khăn
Cơ thể người ta có khả năng nhận biết cái gì là của mình, cái gì là của lạ (self/not self). Vi trùng xâm nhập, cơ thể thấy nó là thứ lạ liền phản ứng chống lại để bảo vệ mình.
Khi ghép trái tim của người khác vào, cơ thể cũng nhận ngay ra là của lạ, và phản ứng lại. Cơ thể sẽ sinh ra kháng thể (tức là những chất kháng lại của lạ) và những bạch cầu đặc biệt, theo đường máu gặp trái tim lạ (cũng như gặp vi trùng) là tìm cách tiêu diệt đi.
Đó là vấn đề miễn nhiễm trong Y khoa. Và đó cũng là vấn đề khó khăn nhất trong kỹ thuật ghép từ người nọ qua người kia.
Giải phẫu ghép cơ quan luôn luôn là một vụ giải phẫu lớn, tự nó cũng có rủi ro nữa. Nhân tiện đây, cũng nên nhắc lại một vài định nghĩa. Cơ quan (organ), có nghĩa như khi ta nói tim là cơ quan của sự tuần hoàn, phổi là cơ quan của sự hô hấp.... Còn một phần của cơ quan gồm những tế bào giống nhau, thì gọi là mô (tissue). Có thể ghép cơ quan hay la ghép mô. Khi thử xem có hợp không thì thử mô.
Ngoài ra còn phải lo kiếm sẵn các cơ quan hay một phần cơ quan để ghép khi cần. Đây cũng là một công việc rất phức tạp. Ghép thận thì vấn đề đỡ gai góc hơn, vì người ta có hai quả thận, anh em trong nhà thương nhau cho đi một quả thì vẫn sống bình thường.
Còn như tim, gan, phổi thì phải lấy từ người mới từ trần, thường là người khỏe mạnh chết vì tai nạn xe cộ. Ở Mỹ có cả một hệ thống điện toán toàn liên bang trong có tất cả các chi tiết về những bệnh nhân trong danh sách đợi để được ghép tim, gan thận, giác mạc v.v....như là tên tuổi địa chỉ, tình trạng sức khỏe, mô thuộc loại gì, máu loại gì.
Có những thứ chỉ giữ được mấy giờ, cũng có những thứ để dành được vài ngày. Một người khỏe mạnh chẳng may chết đột ngột, có thể lấy giác mạc cho hai người, lấy thận cho hai người, phổi cho hai người, và tim gan cho mỗi thứ một người. Như vậy là cứu mạng được rất nhiều người.
Thử mô cho hợp
Trước khi ghép một cơ quan từ người nọ vào người kia thì phải thử xem có hợp nhau không. Thử như vậy gọi là thử mô cho hợp (tissue matching). Cha mẹ anh em ruột thì dễ hợp hơn người ngoài, tuy vậy cũng nhiều khi không hợp.
Anh em sanh đôi thì có hai thứ. Nếu là sanh đôi do kết quả hai hạt trứng riêng rẽ từ trong bụng mẹ, thì cũng như anh em thường mà thôi. Nếu là sanh đôi từ một hạt trứng tách ra, thì hai cơ thể y hệt như một, hoàn toàn hợp nhau, nghĩa là ghép cơ quan từ người này qua người kia không sợ vấn đề cơ thể chống lại. Nếu không hợp lắm thì phải dùng thuốc kìm hãm miễn nhiễm.
Như trên, ta đã thấy cơ thể chống lại miếng ghép (cơ quan hay một phần cơ quan) là một hiện tượng miễn nhiễm. Kết quả là miếng ghép bị tiêu diệt. Người ta gọi là sự phế bỏ miếng ghép (graft rejection). Muốn tránh điều này, thì có thể dùng thuốc hãm miễn nhiễm thí dụ như thuốc Prednisone hay một vài thứ thuốc chống ung thư.
Có điều là khi hệ thống miễn nhiễm bị hãm như vậy, thì không những cơ thể ít chống lại miếng ghép, mà đồng thời khả năng chống lại vi trùng cũng giảm đi. Thành ra người bệnh có thể chết vì nhiễm trùng.
Tuy nhiên thuốc liều lượng mạnh chỉ cần thiết trong mấy tuần đầu. Khoảng thời gian dùng thuốc như vậy, thì phải giữ bệnh nhân trong bệnh viện, và tránh mọi khả năng nhiễm trùng. Sau đó thì bác sĩ sẽ cho giảm liều lượng xuống tới mức tối thiểu, nhưng phải uống suốt đời.
Về ghép thận
Khi thận đã bị hư nặng, đến nỗi tuần hai ba lần phải đi lọc máu bằng thận nhân tạo, thì ghép thận được sẽ giúp cho bệnh nhân trở lại cuộc sống bình thường. Ở Mỹ, mỗi năm có cả trên mười ngàn vụ ghép thận. Người ta lấy thận từ người khỏe mạnh mới chết, giữ cho lạnh và chuyển tới những trung tâm Y khoa lớn, rồi thử và ghép cho người trong danh sách chờ đợi. Giải phẫu tỉ mỉ nối các mạch máu cũng như các ống tiểu. Dấu hiệu miếng ghép bị phế bỏ, là khi bệnh nhân thấy bị sốt, phù thũng và chỗ mổ bị sưng đau. Bác sĩ sẽ thử cho chắc, rồi trị bằng cách thêm thuốc hãm miễn nhiễm, trong khi giữ cho khỏi nhiễm trùng.
Qua được hai ba tháng là coi như nhiều hy vọng thành công. Cũng có khi thêm thuốc mà vẫn thất bại. Khi đó phải cho lọc máu trở lại để chờ cơ hội ghép lần nữa.
Người được ghép thận thành công thì sinh hoạt bình thường, nhưng thống kê cho thấy là dễ bị ung thư thận và một loại ung thư bạch cầu (lymphoma), có lẽ vì hệ thống miễn nhiễm bị thuốc làm cho yếu đi.
Ghép tim
Các mô hình ghép tim trên người
Ghép tim ngày nay đã tiến bộ rất nhiều. Tới hơn 90 phần trăm thành công, và rất nhiều người trở lại làm việc bình thường.
Người cần ghép tim là khi tim bị bại nặng, mà thuốc men và giải phẫu không chữa được. Lựa chọn tim cho thích hợp cũng giống như trường hợp ghép thận. Cũng có khi tim cần ghép rồi mà chưa có tim người để ghép, thì tạm thời phải ghép tạm trái tim nhân tạo trong khi chờ đợi. Giải phẫu xong, cũng phải dùng thuốc hạ miễn nhiễm để tránh cho trái tim khỏi bị cơ thể "phế bỏ" . Triệu chứng "phế bỏ", là như thấy huyết áp yếu, người bị phù thủng, phổi ứ nước.
Nếu chắc chắn là có vụ phế bỏ, thì bác sĩ cho thêm hoặc thay đổi thuốc hạ miễn nhiễm. Mà muốn biết chắc chắn, thì phải xuyên một ống nhỏ từ tĩnh mạch nơi cổ, luồn tới tim, đầu ống có lưỡi dao tí hon cắt một chút xíu tim mang ra để thử.
Ghép gan
Người cần ghép gan, là khi gan bị bại nặng, do viêm gan nặng (có khi trong vòng mấy ngày), hay là do thuốc làm hư gan. Gan cần ghép mà không có gan để ghép thì sẽ chết vì bại gan, mà không có giai đoạn chờ đợi, như người bại thận còn lọc máu bằng thận nhân tạo để đợi được. Trái lại, người được ghép gan thì lại ít bị vụ "phế bỏ" miếng ghép như trường hợp tim và thận.
Thường thì người ta không ghép gan cho người bị ung thư gan, vì chỉ một thời gian ngắn sau khi ghép, gan mới sẽ lại bị ung thư hoặc là bị ung thư ở chỗ khác.
Ghép phổi
Có thể ghép một phần lá phổi, hoặc cả lá phổi. Cũng có khi ghép hai lá phổi luôn.
Phổi có thể lấy từ người mới chết. Người sống cũng có thể cho một phần lá phổi hay tối đa là một bên phổi. Ghép phổi thì dễ bị biến chứng về nhiễm trùng hơn trường hợp tim, gan, thận, vì phổi luôn luôn giao tiếp với không khí bên ngoài.
Khi bị bệnh phổi nặng làm tim bị bại theo, thì có khi người ta phải ghép cả tim và phổi luôn. Dĩ nhiên là có nhiều rủi ro hơn.
Những vụ ghép khác
Ghép da dành cho người bị phỏng hoặc bị tai nạn. Dễ nhất là lấy da mình ghép cho mình. Thí dụ một miếng da đùi vá lên má. Da của người này cho người kia thì cũng phải lo vụ "phế bỏ" miếng ghép. Cũng có khi trong khi chờ đợi, người ta lấy tạm da heo ghép cho người để chờ ghép miếng da người sau. Gần đây lại có kỹ thuật "nuôi da". Lấy nhiều miếng da nhỏ của một người rồi nuôi trong nước dinh dưỡng để thành nhiều miếng lớn hơn. Ghép sụn, thường làm cho trẻ em cần sửa tai, sửa mũi.
Ghép xương, của mình cho mình thì sẽ lành. Còn xương người nọ cho người kia, thì miếng ghép sẽ teo đi, nhưng người ta dùng xương ghép như cái cốt để xương mới mọc ra cho lành.
Truyền máu, truyền tủy xương, theo định nghĩa cũng là một thứ ghép.
Ghép giác mạc để chữa mắt đã được thực hiện từ lâu, vì nó không có vấn đề "phế bỏ". 
Sở dĩ như vậy, là vì giác mạc nằm trước con mắt, không được nuôi dưỡng bằng mạch máu (nó nhận dưỡng khí và chất bổ dưỡng từ chất lỏng ở kế bên). Mà các kháng thể hay tế bào tạo ra vụ phế bỏ thì đều do máu đưa tới. Cho nên ghép giác mạc dễ thành công nhất.
Để kết luận, ngoài kỹ thuật giải phẫu tinh vi, vấn đề gai góc nhất trong việc ghép các cơ quan, là hiện tượng phế bỏ miếng ghép. Một vấn đề miễn nhiễm căn bản, phân biệt của ta và của lạ.
Chúng ta hẳn còn nhớ vụ con cừu Dolly gây xôn xao dư luận cách đây mấy năm. Con cừu được tạo ra từ mô của một con cừu khác giống y hệt như con cừu nguyên thủy cho nên nếu mổ ghép tim, ghép thận v... qua lại cho nhau thì không có vấn đề "phế bỏ" gì , vì tất cả đều là “của ta”.
Người ta e ngại rằng, có người nào đó (tạm gọi là ông X), vì quyền lực hay tiền tài, dùng kỹ thuật "Dolly", chế sẵn ra mấy ông X khác nuôi phòng hờ đâu đó, rồi khi nào cần thì lôi một người ra lấy trái tim, hay lá phổi hay buồng thận ghép cho ông X thật. Cho nên kỹ thuật nếu áp dụng vào người được thì còn rất là xa vời, nhưng người ta đã phải đặt ra vấn đề đạo đức y khoa cho các nhà nghiên cứu.

6 lợi ích của việc giữ vệ sinh răng miệng


6 lợi ích của việc giữ vệ sinh răng miệng

Từ lâu, các nhà khoa học đã phát hiện thấy sức khỏe miệng có ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của con người.
Răng miệng tốt đồng nghĩa với sức khỏe cơ thể tốt. Bởi vậy, duy trì thói quen bảo vệ miệng ngay từ khi còn nhỏ có tác dụng giúp con người ta khỏe mạnh và trường thọ. Dưới đây là 6 lợi ích chính của việc bảo vệ sức khỏe răng miệng được rút ra từ những nghiên cứu khoa học và kinh nghiệm thực tế.
1. Làm tăng vẻ đẹp, tính tự tin cho con người
Các chứng bệnh có liên quan đến miệng như: bệnh răng, bệnh lợi, nha chu… không chỉ làm giảm tính tự tin, vẻ đẹp mà còn làm cho hơi thở có mùi, làm những người xung quanh khó xử, ngại tiếp xúc và để lại ấn tượng xấu. Vì vậy, mỗi người nên áp dụng chế độ bảo vệ răng lợi một các thích hợp và đều đặn. Để làm được điều này cần ăn uống cân bằng, khoa học, ngủ đủ không làm điều gì gây hại đến răng, làm cho răng sứt mẻ, viêm nhiễm, nên đánh răng thường xuyên buổi sáng dậy và trước khi đi ngủ.
2. Làm giảm rủi ro mắc bệnh tim mạch
Viêm nhiễm mãn tính lợi là thủ phạm làm gia tăng bệnh tim mạch, lý do động mạch bị tắc nghẽn, máu khó lưu thông lên tim. Theo nghiên cứu thì vi khuẩn gây viêm nhiễm răng lợi đã thâm nhập vào dòng máu và tạo ra bệnh, người ta gọi bệnh viêm nhiễm lợi mãn tính với bệnh tim mạch là hiện tượng nhân - quả, vì lý do này mà việc bảo vệ sức khỏe tim mạch tốt đồng nghĩa với việc giảm thiểu bệnh cho tim.
3. Tăng cường trí nhớ
Những người trưởng thành mắc bệnh viêm lợi thường thấy là sưng và chảy máu lợi và cũng là nhóm người có trí nhớ kém, kỹ năng xử lý các vấn đề có liên quan đến trí nhớ thấp hơn so với những người khỏe mạnh. Vì vậy, nếu sức khỏe răng lợi tốt sẽ làm cho trí nhớ minh mẫn, không bị lú lẫn và khi về già không mắc phải căn bệnh suy giảm trí tuệ có tên là Alzheimer.
4. Giảm thiểu rủi ro viêm nhiễm cho toàn cơ thể
Theo nghiên cứu, giới y học phát hiện thấy những người mắc bệnh răng lợi thường lây lan gây ảnh hưởng đến các bộ phận khác của cơ thể. Lý do vi khuẩn từ miệng sẽ thâm nhập vào cơ thể qua đường máu, gây viêm nhiễm phổi như thường gặp ở người cao tuổi. Một nghiên cứu dài kỳ do các nhà chuyên gia ở Đại học Harvard Mỹ đã phát hiện thấy bệnh viêm lợi và bệnh viêm khớp dạng thấp có mối liên quan rất mật thiết, nó làm tăng nguy cơ viêm nhiễm ở các khuỷu khớp vì đây là căn bệnh tự miễn. Nói cụ thể hơn là hệ thống miễn dịch của cơ thể làm việc kém. Cũng qua nghiên cứu cho thấy, cơ chế phá hủy các mô liên kết ở bệnh lợi và bệnh viêm khớp dạng thấp rất giống nhau. Muốn giảm thiểu căn bệnh viêm nhiễm lợi thì cách đơn giản và hiệu quả là ăn uống cân bằng, thường xuyên vệ sinh răng lợi và nếu cần đi khám răng lợi định kỳ và điều trị kịp thời theo khuyến cáo của bác sĩ nha khoa.
5. Nếu bị bệnh đái tháo đường thì duy trì hàm lượng đường ổn định
Những người mắc bệnh đái tháo đường nếu không khống chế đường huyết dễ mắc bệnh về lợi và đây cũng là biến chứng thường gặp của căn bệnh đái tháo đường. Cách tốt nhất để giảm bệnh là ăn uống cân bằng, dùng thuốc, năng luyện tập để đưa lượng đường huyết ổn định. Ngược lại, những người mắc bệnh viêm lợi, bệnh răng miệng lâu ngày không khỏi cũng nên đi thử máu, vì đây là dấu hiệu thường thấy ở người mắc bệnh đái tháo đường.
6. Vệ sinh răng lợi tốt có ích cho phụ nữ mang thai
Một trong những lợi thế của việc giữ vệ sinh răng lợi tốt ở phụ nữ mang thai là giúp sản phụ sinh đẻ đúng kỳ, không bị sinh non, hoặc để lại khuyết tật cho trẻ sơ sinh. Mối liên quan giữa bệnh răng lợi và sinh thiếu tháng ở phụ nữ có cơ chế rất phức tạp, chứa nhiều bí ẩn mà đến nay con người vẫn chưa khám phá hết. Vì lý do này, giới y học khuyến cáo phụ nữ khi mang thai cần giữ vệ sinh răng lợi, thường xuyên đi khám nha khoa và nếu có vấn đề cần xử lý kịp thời.

10 bệnh nguy hiểm do lười đánh răng


Mối liên quan giữa vệ sinh răng miệng và các vấn đề về rụng răng hoặc bệnh răng miệng đã rất rõ ràng. Cụ thể, vi khuẩn có trong miệng có thể dẫn đến vấn đề sức khỏe nghiêm trọng như bệnh tiểu đường và các vấn đề hô hấp. Tại sao vi khuẩn lại tồn tại trong miệng? Tất cả là bởi thói quen lười đánh răng và không giữ vệ sinh răng miệng của bạn sạch sẽ.
Dưới đây là một số bệnh có liên quan mật thiết tới vấn đề vệ sinh răng miệng.
1. Bệnh nha chu
Nếu không giữ cho khoang miệng sạch sẽ, bạn sẽ dễ có nguy cơ bị bệnh nha chu hoặc viêm nướu (nướu đỏ, sưng và chảy máu). Khi không được điều trị, bệnh có thể trở nên nghiêm trọng hơn, và có thể phá hủy cả các mô nướu và xương hỗ trợ răng.
10 bệnh nguy hiểm do lười đánh răng, Răng - Hàm - Mặt, Sức khỏe đời sống, Danh rang, ve sinh rang mieng, luoi danh rang, rung rang, benh rang mieng, thoi quen luoi danh rang, benh nha chu, viem nuou, benh tim mach, benh tieu duong, benh ung thu, suc khoe, bao.
Khoang miệng không sạch sẽ bạn dễ mắc bệnh nha chu hoặc viêm nướu
2. Bệnh viêm màng tim
Viêm màng tim (viêm nội tâm mạc) là tình trạng viêm lớp bên trong của tim. Bệnh này có thể do vi khuẩn hiện diện trong miệng gây ra. Các vi khuẩn xâm nhập vào máu của bạn thông qua các bệnh về nướu.
3. Bệnh tim mạch
Khi vi khuẩn gây viêm nha chu đã phát triển trong miệng nhưng lại không được điều trị kịp thời có thể sẽ gây ra nhiều loại bệnh như bệnh tim, động mạch bị tắc và đột quỵ.
4. Suy giảm trí nhớ
Sức khỏe răng miệng xấu không chỉ ảnh hưởng đến tim mà còn ảnh hưởng đến não. Vệ sinh răng miệng kém đồng nghĩa với việc các động mạch não bị thu hẹp lại và khó khăn trong việc hoàn thành chức năng của chúng. Khi các động mạch của não bị ảnh hưởng bởi các vi khuẩn, nó có thể dẫn đến mất trí nhớ hoặc mất trí nhớ.
5. Bệnh tiểu đường
Mối quan hệ giữa sức khỏe răng miệng và bệnh tiểu đường biểu hiện rõ nhất ở những người kém vệ sinh răng miệng. Các kích thích bên trong miệng làm suy yếu khả năng kiểm soát lượng đường trong máu của cơ thể, từ đó gây khó khăn trong việc chuyển đổi đường thành năng lượng do thiếu insulin. Do đó, nguy cơ bị tiểu đường của họ càng tăng cao.
10 bệnh nguy hiểm do lười đánh răng, Răng - Hàm - Mặt, Sức khỏe đời sống, Danh rang, ve sinh rang mieng, luoi danh rang, rung rang, benh rang mieng, thoi quen luoi danh rang, benh nha chu, viem nuou, benh tim mach, benh tieu duong, benh ung thu, suc khoe, bao.
Lười đánh răng dễ bị tiểu đường
6. Khó khăn trong việc thụ thai
Một nghiên cứu gần đây được tiến hành bởi Hiệp hội phôi học và sinh sản người châu Âu cho rằng phụ nữ có sức khỏe răng miệng kém hoặc bị bệnh nướu răng có thể mất một thời gian dài để mang thai. Cách tốt nhất để ngăn chặn hậu quả này là chăm sóc răng miệng tốt, ngăn ngừa các bệnh về lợi thông qua việc đánh răng và dùng chỉ nha khoa.
7. Biến chứng thai kì
Phụ nữ bị bệnh nướu răng sẽ có nguy cơ gặp các biến chứng khi mang thai cao gấp 2 lần so với những người bình thường. Các biến chứng có thể gặp là sinh con nhẹ cân, sinh non... Nguyên nhân của tình trạng này là do vi khuẩn trong miệng tạo ra các hóa chất dẫn đến biến chứng thai kỳ.
8. Ung thư
Các nhà nghiên cứu đã tìm thấy mối liên hệ giữa sức khỏe răng miệng kém và một số loại ung thư, bao gồm ung thư não, cổ, thực quản và ung thư phổi... Nguy cơ phát triển các loại bệnh ung thư là do thói quen nghèo đánh răng, sâu răng và bệnh nha chu.
10 bệnh nguy hiểm do lười đánh răng, Răng - Hàm - Mặt, Sức khỏe đời sống, Danh rang, ve sinh rang mieng, luoi danh rang, rung rang, benh rang mieng, thoi quen luoi danh rang, benh nha chu, viem nuou, benh tim mach, benh tieu duong, benh ung thu, suc khoe, bao.
Nguy cơ phát triển các loại bệnh ung thư là do thói quen nghèo đánh răng, sâu răng và bệnh nha chu.
9. Bệnh về phổi
Bệnh nha chu có thể làm cho bệnh viêm phổi và bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính nặng hơn, vì nó làm tăng số lượng vi khuẩn trong phổi lên gấp nhiều lần.
10. Béo phì
Nếu đã bị bệnh về nướu, bạn sẽ phải đối mặt với nguy cơ lượng mỡ thừa trong cơ thể tăng tích tụ và tăng cao hơn rất nhiều. Đó là lý do tại sao những người Bị bệnh răng miệng lại thường bị béo phì.

Sai lầm trong vệ sinh răng miệng


Lựa chọn sai bàn chải đánh răng
Xem qua các quảng cáo trên truyền hình hầu hết các nhãn hàng đều hứa hẹn mang tới cho người dùng những mẫu bàn chải vừa thời trang vừa hữu ích. Vì vậy nhiều người nghĩ chỉ cần mua những loại sản phẩm đó thì các vấn đề về răng sẽ lập tức biến mất. Bạn đừng nên suy nghĩ như vậy bởi thân và loại lông trên bàn chải đánh răng đều nên phải lựa chọn dựa theo các thông số về miệng, nướu răng và các đặc điểm riêng của răng ở mỗi người. Những gì bạn cần phải xem xét khi mua bàn chải chính là: độ dài tay cầm (thân bàn chải), độ cứng của lông bàn chải đánh răng và kích thước của đầu bàn chải.
Sai lầm trong vệ sinh răng miệng, Răng - Hàm - Mặt, Sức khỏe đời sống, Benh rang mieng, ban chai danh rang, danh rang dung cach, thay ban chai danh rang, suc khoe, bao

Lựa chọn bàn chải đánh răng để tránh bệnh răng miệng
Ít khi đánh răng hoặc đánh răng quá nhanh
Hãy nhớ rằng làm sạch răng cũng tốn khá nhiều thời gian vì có rất nhiều mảng bám trên răng, chúng có thể góp phần gây tình trạng viêm nhiễm. Vì vậy là rất cần thiết khi ít nhất đánh răng 2 lần một ngày, tốt nhất là 3 lần và thời gian cho mỗi lần đánh là 2 phút. Các nha sĩ khuyên bạn nên coi miệng là hình vuông, đánh 4 góc, mỗi góc 30 giây. 

Làm sạch răng thường xuyên
Tối đa 1 ngày nên đánh răng 3 lần, tuy nhiên có một số người lại quá chú ý và thường xuyên làm sạch răng để tránh hôi miệng. Sự “nhiệt tình” quá trong trường hợp này mang tới tác dụng phụ không mong muốn đó là gây kích thích nướu và làm suy giảm men răng.

“Bỏ qua” chỉ nha khoa
Bạn cần biết sâu răng thường xuyên tấn công nhất là vào những kẽ hở ở bề mặt răng. Thức ăn dễ dàng bị mắc kẹt tại đó và rất khó để làm sạch nếu chỉ dùng bàn chải đánh răng. Còn nếu bạn cố tình bỏ bê vấn đề này thì bạn sẽ phải đối mặt với việc bị sâu răng. Vì vậy đừng “bỏ qua” chỉ nha khoa, đây là công cụ đơn giản nhất và hiệu quả nhất giúp bạn làm sạch răng tại nhà.

Đánh răng không đúng cách
Chúng ta thường đánh răng với chuyển động ngang mà không tập trung vào những khu vực khác nhau trong khoang miệng - điều này thực sự rất sai lầm. Vậy đánh răng thế nào mới là đúng “kỹ thuật”? Đầu tiên là đánh bề mặt răng hàm với chuyển động theo hướng dọc, cầm bàn chải ở góc 450. Sau đó làm sạch tới bề mặt nhai của răng hàm với chuyển động ngang và tròn. Tiếp đó làm sạch kẽ răng bằng chỉ nha khoa hoặc tăm xỉa răng nhựa. Cuối cùng đừng quên súc miệng 2-3 lần một ngày.

Không vệ sinh bàn chải đánh răng
Sau khi làm sạch các mảng bám trên răng thì một số vẫn còn bám lại trên lông bàn chải vì thế nếu sau khi đánh răng bạn không rửa bàn chải thì rất có thể vi khuẩn sẽ bám trụ lại ở đó, sinh sôi nảy nở và lần sau khi bạn sử dụng lại bàn chải chúng sẽ xâm nhập vào khoang miệng. Bởi thế sau khi đánh răng hãy rửa bàn chải thật sạch và hong khô ở nơi thoáng gió.

Bàn chải điện tốt hơn bàn chải thường
Thực tế hiện nay chỉ có loại bàn chải điện chuyển động theo kiểu xoay và dao động cùng lúc là tốt hơn bàn chải thường, vì với loại chuyển động kết hợp như thế chúng sẽ loại bỏ hoàn toàn được các mảng bám. Điều cần lưu ý với những người có men răng và nướu răng nhạy cảm là  không nên ngày nào cũng sử dụng bàn chải điện. Còn với người bình thường sử dụng bàn chải điện sẽ có khả năng làm hỏng nướu và gây tổn thương men răng hơn các loại bàn chải thông thường.

Hiếm khi thay bàn chải đánh răng
Bàn chải đánh răng nên được thay 3-4 tháng một lần, nếu có thể thường xuyên hơn càng tốt. Bởi sau một khoảng thời gian sử dụng dần dần lông bàn chải mất đi tính linh hoạt và trở nên biến dạng. Khi bạn thấy màu sắc của lông bàn chải đã bị đổi màu tức là khi đó nên thay bàn chải mới.
Sai lầm trong vệ sinh răng miệng, Răng - Hàm - Mặt, Sức khỏe đời sống, Benh rang mieng, ban chai danh rang, danh rang dung cach, thay ban chai danh rang, suc khoe, bao
Bàn chải đánh răng nên được thay 3-4 tháng một lần
Nhai kẹo cao su thay vì đánh răng. Không phải là không tốt khi muốn làm sạch răng bằng cách nhai kẹo cao su sau khi ăn, thế nhưng bạn nên nhớ rằng điều đó không đồng nghĩa với việc không cần phải đánh răng sau đó. Có thể trong khi nhai kẹo cao su bề mặt bên ngoài của răng trông có vẻ đã được làm sạch nhưng còn các phần bên trong lại hoàn toàn bị bỏ quên, thế nên đừng bao giờ đánh đồng hai việc này vào làm một.